Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Những Linh Kiện Điện Tử Cơ Bản

Những Linh Kiện Điện Tử Cơ Bản

Nghiên cứu, chế tạo điện tử-kĩ thuật là niềm đam mê của rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Tuy nhiên để có thể tạo ra được những sản phẩm sáng tạo cho riêng mình, bạn cần phải trải qua quá trình học tập và có những hiểu biết cơ bản về điện tử. Trong bài viết hôm nay, Linh Kiện Điện Tử 3M sẽ giới thiệu đến bạn những Linh Kiện Điện Tử Cơ Bản mà bạn cần phải nắm vững.

1. Tụ Điện



Tụ điện là một thiết bị gần như không thể thiếu trong mạch điện tử thông dụng. Loại linh kiện điện tử này đã được đưa vào chương trình phổ thông chứng tỏ chúng rất cơ bản và dễ hiểu

Hoạt động: tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng điện và phóng các điện tích này và tạo ra dòng điện. Tuy nhiên tụ điện không có khả năng tạo ra các điện tích electron.

Ứng dụng: Có thể hiểu tụ điện như một cục pin mini, tuy nhiên nó lại cho phép dòng điện xoay chiều đi qua. Tụ điện thường được sử dụng để tạo độ trễ cho mạch, ví dụ như đèn nhấp nháy. Ngoài ra tụ điện được sử dụng để loại bỏ độ nhiễu làm cho mạch điện được ổn định.

Phân Loại: gồm 3 loại chính
+ Tụ hóa
+ Tụ giấy, tụ mica và tụ gốm
+ Tụ xoay

2. Transitor



Transitor là một linh kiện bán dẫn được sử dụng nhiều trong mạch điện như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện

Hoạt động: Transitor hoạt động nhờ đặt một điện thế vào vùng biến ( tên khác là Junction). Điện thế còn được gọi là điện thế kích hoạt.

Ứng dụng: như đã nói, chúng thường được sử dụng để khuếch đại hay khóa điện. Chúng được sử dụng nhiều trong các mạch khuếch đại, mạch điều chỉnh điện áp, tạo các dao động và điều chỉnh tín hiệu.

Phân loại: gồm 2 loại chính là NPN và PNP

3. Điện trở



Hoạt động: ta có thể hiểu thông qua định luật Ôm: V=I.R . Ta có thể thấy khi ta thay đổi đổi giá trị của điện trở sẽ làm thay đổi các giá trị của điện áp và cường độ dòng điện.

Ứng dụng: Điện trở giúp thay giá trị điện áp và cường độ theo ý muốn để có thể phù hợp từng thiết bị. Ta cũng có thể sử dụng điện trở để phân cực cho bóng bán dẫn hay tham gia vào các mạch dao động R C.

4. Cuộn Cảm



Cũng giống với tụ điện hay điện trở thì đây là một linh kiện được sử dụng rất nhiều trong mạch điện.

Hoạt động: Cuộn cảm bao gồm nhiều vòng dây cuốn xung quanh một lõi thép kĩ thuật để chứa từ trường. Cuộn cảm hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện trường.

Ứng dụng: ở trong mạch, cuộn cảm được dùng để dẫn dòn điện một chiều. Khi ta ghép nối song song cuộn cảm và tụ điện sẽ tạo ra mạch cộng hưởng. Cuộn cảm trong mạch cũng có tác dụng chặn dòng điện cao tần

Phân loại:
+ Cuộn cảm cao tần
+ Cuộn cảm trung tần

5. IC



Hoạt động: IC được hiểu là mạch tích hợp. IC là tập hợp các mạch điện và có các linh kiện bán dẫn nhỏ và các linh kiện điện tử thụ động được kết nối lại để thực hiện một chức năng xác định.

Ứng dụng: vì kích thước nhỏ gọn của chúng giúp các mạch điện nhỏ đi rất nhiều, ngoài ra độ chính xác cũng cao hơn. Mỗi IC sẽ có tính chất riêng được lập trình để phù hợp với từng chức năng riêng. Tuy vậy cũng có một vài IC không lập trình được, cần chú ý thông tin ghi trên IC.

Kết

Trên đây là một vài Linh Kiện Điện Tử rất phổ biến thường gặp. Chắc hẳn các bạn đã có thêm những hiểu biết về những loại linh kiện này, và khi sử dụng nhiều bạn sẽ thấy những công dụng tuy đơn giản những rất hữu ích của chúng. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và tìm đọc các bài viết của Linh Kiện Điện Tử 3M.
Previous Post
Next Post

0 Comments: