Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Arduino Ide Là Gì?

Arduino là một loại linh kiện đã và đang rất phổ biến trong cộng đồng chế tạo DIY. Tuy nhiên để có thê sử dụng được loại linh kiện này, chúng ta sẽ cần sử dụng một loại phần mềm nạp code có tên arduino ide. Trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về phần mềmarduino ide.

arduino ide la gi

Arduino Ide Là Gì?

Linh kiện arduino là một nền tảng mã nguồn mở bao gồm 2 phần chính là phần cứng và phần mềm. Phần cứng arduino bao gồm các board mạch được thiết kế với các cảm biến, các máy nhất định (trên thế giới hiện có tới 300000 mẫu arduino thương mại khác nhau). Phần mềm của arduino là một môi trường có thể nạp code vào để thiết lập và sử dụng các cảm biến, các máy của arduino tùy chỉnh để phù hợp với từng nhu cầu mục đích sử dụng.

Arduino ide chính là ứng dụng giúp hỗ trợ phần mềm của arduino bằng việc nạp code vào trong linh kiện này. Hiểu đơn giản thì đây là môi trường giúp đưa các hướng dẫn hoạt động bằng các lệnh code để chỉ đạo hoạt động arduino.

>> Tham khảo bài viết về arduino

Tìm Hiểu Arduino Ide

Từ phần trước chúng ta có thể thấy được arduino ide có một vai trò vô cùng quan trọng để nạp các chương trình code từ bên ngoài vào bên trong linh kiện arduino. Arduino ide như một người thầy hướng dẫn dẫn arduino có thể hoạt động theo một khuôn khổ nhất định.

ardruino ide


Bản thân Arduino ide được tạo ra bởi ngôn ngữ lập trình là Java, một ứng dụng đa nền tảng (cross-platform). Code sử dụng cho các chương trình arduino là C hoặc C++. Arduino ide được trang bị sẵn một thư viện bao gồm các phần mềm được gọi là "wiring". Từ các “wiring” gốc cơ bản sẽ giúp người lập trình thực hiện các thao tác code dễ dàng nhanh gọn hơn. Một chương trình chạy trong arduino được gọi là một sketch, chương trình được định dạng dưới dạng .ino .

Hướng dẫn để có thể soạn và nhập code vào trong arduino thì đây là một nội dung khá dài, chúng sẽ được đề cập ở một vài bài viết sắp tới.

Trên đây là một vài hiểu biết cơ bản về arduino ide, mong rằng chúng sẽ có ích cho bạn. Tìm hiểu các bài viết hữu ích khác tại Blog linh kiện điện tử 3M.



Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Arduino Là Gì?
Arduino là một linh kiện được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt với những người ham mê chế tạo đồ DIY (Do it Yourself) thì đây là một linh kiện hữu dụng với những khả năng gần như vô hạn. Trong bài này mình sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về những khái niệm cơ bản về arduino.

arduino ide


Arduino Là Gì?

Chúng ta có thể hiểu arduino là một nền tảng mở bao gồm 2 phần, phần mềm và phần cứng. Chúng bao gồm một bo mạch được thiết kế có nhiệm vụ xử lý có thể lập trình để tương tác với các thiết bị phần cứng như cảm biến, động cơ, đèn, các thiết bị điện khác.

Điểm nổi bật của arduino đó là chúng tạo ra một môi trường có thể phát triển ứng dụng chỉ với một ngôn ngữ lập trình đơn giản. Với vẫn board mạch đó nhưng được lập trình với các thông số khác nhau thì chức năng sẽ khác nhau. Có thể nói, arduino là một trợ thủ hữu ích cho những người ham mê chế tạo nhưng khả năng lập trình không có nhiều.

Hiện nay hầu hết phần cứng của các thiết bị gần như không thay đổi về mặt cấu trúc, tuy nhiên có sự linh hoạt tùy chỉnh phối hợp các thiết bị để tạo ra các ứng dụng khác nhau. Một ví dụ như chiếc máy tính của nhà bạn, chúng sẽ luôn có các bộ bận cơ bản như CPU, Ram, Main, … không có sự khác biệt nhiều, chỉ có các thành phần được nâng cấp, thay đổi hiệu suất cho phù hợp.

arduino ide



Những Ứng Dụng Nổi Bật Của Arduino

Như đã nói, ứng dụng của arduino là rất nhiều và chúng là tiền đề để chế tạo được sản phẩm DIY vô cùng sáng tạo. Số lượng người sử dụng chúng ngày càng nhiều với đa dạng trình độ từ một cậu thanh niên cấp 3 tự học hay ngay cả những sinh viên đại học lớn đều tìm hiểu về chúng.

Với arduino, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm từ đơn giản như các thiết bị điều khiển ánh sáng bật tắt rất đơn giản tới các hệ thống cảnh báo đơn giản, in 3D, ... Ở trình độ ứng dụng cao hơn, chúng ta có thể tạo ra các robot, các thiết bị máy bay không người lái, hay các trình điều khiển ánh sáng theo âm nhạc, …

Đặc biệt trong một thế giới với sự bùng nổ của công nghệ IoT thì ta sẽ càng thấy arduino được sử dụng nhiều hơn trong tương lai. Các thiết bị phần cứng sẽ được nạp một chương trình thông qua arduino để từ đó điều khiển các thiết bị như cảm biết, các thiết bị điện tử. Ví dụ bạn muốn có một khu vườn thông minh, bạn sẽ cần các thiết bị cảm biến về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, … arduino sẽ có chức năng trung gian được chúng ta cài đặt lập trình để điều khiển các thiết bị đó mang đến thông tin cho chúng ta.

>> Tìm hiểu bài viết về IoT

arduino ide

Có Thể Tự Học Arduino Tại Nhà Hay Không?

Rất may mắn là arduino sử dụng các ngôn ngữ lập trình đơn giản dễ học. Có một cách khác để bạn vẫn có thể sử dụng arduino đó là tìm các phần code có sẵn trên mạng để nạp. Việc nạp code cũng không có nhiều sự khó khăn nên bạn hoàn toàn yên tâm về chúng.

Trên đây là một vài hiểu biết về arduino mà bạn nên biết, mong rằng chúng sẽ có ích cho bạn. Tìm hiểu các bài viết hữu ích khác tại Blog linh kiện điện tử 3M.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Raspberry Pi Là Gì ? Dùng Làm Gì ?
Raspberry Pi là một linh kiện rất hữu dụng bởi  những tính năng đa dạng của nó. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người vẫn chưa biết loại linh kiện rất thú vị này. Trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu để có thể trả lời được câu hỏi: Raspberry Pi là gì? Dùng để làm gì ?
raspberry pi la gi

Raspberry Pi Là Gì?

Raspberry Pi được hiểu như một máy tính được thu nhỏ, kích thước của chúng chỉ lớn hơn một chút 1 chiếc card visit. Hệ điều hành của Raspberry đó là hệ Linux. Raspberry Pi được khởi tạo phát triển bởi tổ chức phi lợi nhuận của Anh đó là Raspberry Pi Foundation.
Khi mua Raspberry Pi về, điều bạn cần làm đó là cài hệ điều hành, mua thêm chuột, bàn phím, màn hình là đủ để bạn có một chiếc máy tính cho mình. Có thể nói, Pi hầu như không thể thay thế được những chiếc laptop hay máy tính bàn bởi chúng vẫn có rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên với sự nhỏ gọn và giá thành rẻ thì Rasberry Pi có thể là một linh kiện hữu ích cho các hệ thống điện tử , các hệ thống tính toán, các sản phẩm DIY, ...
>> Tìm hiểu sản phẩm DIY
raspberry pi dung de lam gi

Cấu Trúc Phần Cứng Của Raspberry Pi

Như đã nói, bản thân Raspberry Pi như một máy tính thu nhỏ, máy có hầu như đầy đủ những chi tiết cần thiết để chạy như một máy tính. Bộ vi xử lý của chúng bao gồm CPU, GPU, khe micro SD, RAM, WiFi, Bluetooth, cổng USB và một vài chi tiết phụ nữa.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các chi tiết Raspberry Pi 4 để có được một ví dụ trực quan nhất. Hiện tại Pi 4 là phiên bản mới nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Pi 4 được trang bị:
  • Broadcom BCM2711, Quad core Cortex-A72 (ARM v8) 64-bit SoC @ 1.5GHz.
  • 3 lựa chọn RAM là 1G, 2G, 4G SDRAM.
  • Wifi chuẩn 2.4 GHz và 5.0 GHz IEEE 802.11ac, Bluetooth 5.0, BLE, 
  • Cổng mạng Gigabit Ethernet
  • 2 cổng USB 3.0 và 2 cổng USB 2.0 (thay vì 4 cổng USB 2.0 như các phiên bản cũ).
  • 2 cổng chạy ra 2 màn hình với độ phân giải lên tới 4K
  • Khe cắm Micro-SD cho hệ điều hành và lưu trữ

Khi nhìn vào những thông số bên trên thì chắc chắn không thể so sánh với một chiếc máy tính tầm trung, tuy nhiên thử suy nghĩ xem với mức giá 1,5 triệu và vài trăm tiền phụ kiện thì bạn có mua được một chiếc máy tính không ? Hơn nữa, có những ứng dụng mà những chiếc máy tính thông thường phải chịu thua chúng. Hãy cùng đến với phần ứng dụng của Raspberry Pi.
raspberry pi 3 va ung dung

Raspberry Pi Dùng Để Làm Gì ?

Đầu tiên, ta có thể sử dụng Pi như một chiếc máy tính cá nhân thu nhỏ với các tác vụ đơn giản như làm việc văn phòng hoặc giải trí đơn giản như duyệt web, ...

Thứ Hai, ta có thể dùng máy như một máy chủ các game hay máy chủ các web.
Thứ ba, ta có thể dùng Raspberry Pi để học lập trình, đây có lẽ là một ứng dụng nổi bật của Pi.
Tiếp đến, sử dụng Pi để thiết kế các sản phẩm DIY như máy chơi game, các thiết bị tự động, ... 
>> Tìm hiểu bài viết những ứng dụng tuyệt vời của Raspberry Pi 4
Trên đây là một vài điều cơ bản về Raspberry Pi mà bạn nên biết, mong rằng qua bài viết các bạn có thể trả lời được 2 câu hỏi ở tiêu đề được đưa ra. Tìm đọc các bài viết khác tại Linh Kiện Điện Tử 3M.


Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Đánh Giá Chi Tiết Phần Mềm Vẽ Mạch Orcard
OrCAD là một phần mềm vô cùng mạnh trong lĩnh vực vẽ các bản mạch in. Với bộ công cụ mạnh mẽ, đặc biệt là OrCAD Layout thì đây là phần mềm có đầy đủ các chức năng cần thiết và chỉ chờ bạn đến và khai thác chúng một cách hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng mình đi đánh giá chi tiết phần mềm OrCAD.
phần mềm Orcard

Tổng Quan Về Phần Mềm OrCAD

OrCAD là phần mềm chuyên thiết kế mạch điện tử của tập đoàn Cadence®. Rất nhiều người đã qua sử dụng đánh giá đây là một phần mềm thiết kế được coi là mạnh nhất hiện nay. OrCAD đã có mặt từ khá lâu và tạo được sự tin tưởng tốt với người dùng.
Từ OrCAD phiên bản 3.2 đến phiên bản mới nhất hiện nay mình đang sử dụng đó là là phiên bản 17.2 đã có rất nhiều cải tiến.
Orcad là một phần mềm vẽ chuyên dụng có giao diện dễ dàng sử dụng, đơn giản. Bạn có thể vẽ mạch nguyên lý với công cụ OrCAD Capture, chạy mô phỏng với Pspice. Như đã nói, bộ công cụ vẽ mạch in nổi bật nhất với OrCAD layout là một điểm mạnh vô cùng lớn của phần mềm này. Ngoài ra, phần mềm sở hữu bộ thư viện linh kiện điện tử khổng lồ đầy đủ từ hầu hết các nhà sản xuất trên thế giới cung cấp cho OrCAD.
OrCAD là một phần mềm hỗ trợ khá nhiều các tính năng khác nhau do vậy nên chúng khá nặng nề khi sử dụng. OrCAD cũng là một phần mềm phải trả tiền cho nên nếu crack có nhiều lỗi khác nhau.
Tìm hiểu thêm về phần mềm vẽ mạch Proteus tại đây

Ưu Điểm Nổi Bật Của OrCAD:

  • Bộ công cụ OrCAD Layout mạch mẽ để vẽ mạch in

  • Thiết lập thông số, chọn linh kiện điện tử dễ dàng
  • Giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng
  • Bộ thư viện với đa dạng các loại linh kiện khác nhau, đầy đủ thông tin chi tiết

Các Bước Vẽ Mạch In Với OrCAD

Bởi bộ công cụ của OrCAD rất đa dạng nên mình chỉ đề cập đến vẽ mạch in với OrCAD Layout là công cụ mạnh nhất:
Bước 1: Khởi động phần mềm OrCAD Layout
Bước 2: Tạo một Project mới
Bước 3: Liên kết đến phần footprint
Bước 4: Đặt footprint lên trên board mạch
Bước 5: Sắp xếp lại linh kiện điện tử lên board outline
Bước 6: Xác định số các lớp mạch in cần vẽ
Bước 7: Vẽ kết nối mạch ( có thể vẽ bằng tay hoặc tự động)
Bước 8: Kiểm tra và in kết quả

chi tiết phần mềm orcard vẽ mạch

Cấu Hình Đề Xuất Cho OrCAD:

- Hệ điều hành máy: window 7, 8, 10
- Ram 16G (8G vẫn cố chạy được nhưng hơi thiếu)
- Bộ nhớ cần: 10G
- Card đồ họa: có hiệu suất cao từ DirectX 10 hoặc cao hơn
- Màn hình: màn hình kép với độ phân giải màn hình từ 2560 × 1440 (hoặc tốt hơn)
Trên đây là một vài đánh giá của Blog Linh Kiện Điện Tử 3M về phần mềm vẽ mạch OrCAD. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn có một cái nhìn sơ lược về phần mềm Orcard.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Đánh Giá Chi Tiết phần Mềm Proteus
Proteus là một công cụ vẽ thiết kế 3D nổi tiếng được coi là tốt và hiện đại nhất hiện nay. Phần mềm được tối ưu cung cấp các tính năng quan trọng nhất đó chính là mô phỏng một bảng mạch. Trong bài này, chúng ta sẽ đi sâu và tìm hiểu chi tiết về phần mềm Proteus.

phần mềm Proteus

Hiểu Biết Cơ Bản Về Phần Mềm Proteus

Phần mềm vẽ Proteus là một phần mềm chuyên vẽ mạch điện tử được phát triển bởi công ty Lancenter Electronics. Phần mềm có khả năng mô tả hầu hết các loại Linh Kiện Điện Tử thông dụng hiện nay, đặc biệt chúng hỗ trợ cho cả các phần mềm như 8051, PIC, Motorola, AVR.
Proteus có khả năng mô phỏng hoạt động của các mạch điện tử bao gồm phần thiết như kế mạch và viết trình điều khiển cho các loại vi điều khiển như MCS-51, AVR, PIC… 
Có 2 chương trình thuộc phần mềm Proteus đó là ARES sử dụng trong vẽ mạch in và ISIS sử dụng cho mô phỏng mạch. Trong 2 chương trình này thì ISIS có phần nổi bật hơn so với ARES. ISIS đã được phát triển trong 12 năm và có tới hơn 12000 người dùng trên khắp thế giới ( chắc chắn con số hiện tại đã tăng hơn rất nhiều. Điểm nổi bật của chúng đó là khả năng mô phỏng hoạt động của các vi điều khiển mà không cần dùng thêm bất kỳ một phần mềm phụ trợ nào khác. Từ phần mềm ISIS chúng ta có thể dễ dàng chuyển sang dạng ARES hoặc bất kỳ phần mềm chuyên vẽ mạch in khác.
Các sản phẩm được tạo ISIS rất đẹp và dễ nhìn, chúng cho phép ta tùy chọn các đường nét, các màu sắc mạch điện hoặc các thiết kế theo các mẫu có sẵn. Ngoài ra phần mềm mô phỏng mạch của Protues có khả năng sắp xếp các đường mạch và vẽ điểm giao mạch tự động.
Tìm hiểu về phần mềm vẽ mạch tương tự Altium Designer tại đây

Những Đặc Điểm Nổi Bật Của Proteus:

  • Mô phỏng được hầu hết trình điều khiển cho vi điều khiển
  • Thiết lập thông số và chọn đối tượng dễ dàng
  • Xuất ra các file Netlist tương thích với các chương trình dùng làm mạch in thông dụng. 
  • Xuất file thống kê linh kiện cho mạch 
  • ISIS tích hợp nhiều công cụ giúp cho việc quản lý mạch điện lớn, mạch điện có thể lên đến hàng ngàn linh kiện phục vụ cho thiết kế mạch chuyên nghiệp.
  • Thiết kế theo cấu trúc (hierachical design) 
  • Khả năng tự động đánh số linh kiện

phần mềm vẽ mạch 3D

Các Bước Chính Sử Dụng Proteus:

Bước 1: Khởi động chương trình Proteus Professional
Bước 2: Mở chương trình ISIS Professional
Bước 3: Lấy các linh kiện từ thư viện của Proteus
Bước 4: Đưa linh kiện ra ngoài màn hình thiết kế
Bước 5: Thay đổi thông số kỹ thuật của linh kiện điện tử cho phù hợp
Bước 6: Bố trí, sắp xếp lại linh kiện cho hợp lý
Bước 7: Nối dây
Bước 8: Kiểm tra sơ đồ mạch nguyên lý

Phần mềm chuyên vẽ mạch điện tử

Cấu Hình Đề Xuất Của Phần Mềm Proteus:

- Hệ điều hành: window 7, 8, 10 ( lưu ý chỉ 64 bit)
- Ram 16G (8G vẫn chấp nhận chạy được)
- Bộ nhớ: 10G
- Card đồ họa: có hiệu suất cao từ DirectX 10 hoặc cao hơn
- Màn  hình: màn hình kép với độ phân giải màn hình từ 2560 × 1440 (hoặc tốt hơn)
Trên đây là một vài đánh giá chi tiết về phần mềm Proteus mong rằng sẽ có ích cho các bạn. Hiện Phần mềm có phiên bản mới nhất là 8.8, việc tải cũng rất dễ dàng. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và tìm đọc các bài viết của Blog Linh Kiện Điện Tử 3M.



Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Review Phần Mềm Vẽ Mạch Điện Tử Altium Designer
Altium Designer một phần mềm chuyên dụng thường được sử dụng trong thiết kế các mạch điện tử với nhu cầu ngay cả là làm việc hay học tập. Phần mềm mang đầy đủ tất cả những tính năng và công nghệ cần thiết trong việc thiết kế và phát triển một sản phẩm điện tử hoàn chỉnh.
Phần Mềm Vẽ Mạch Tốt Nhất Hiện Nay

Giới Thiệu Chung Về Phần Mềm Altium Designer

Altium Designer là một phần mềm thiết kế mạch điện tử PCB được phát hành bởi công ty phần mềm Altium Limited. Phần mềm mang đến cho người dùng bộ công cụ mạnh mẽ có khả năng tạo ra các bản thiết kế cho bo mạch in được cho là tốt nhất hiện nay. Hiện tại Altium Designer đã có ra mắt đến phiên bản 18 với các tính năng được cập nhật.
Altium Designer cũng có những chức năng cần thiết để phát triển một sản phẩm điện tử hoàn chỉnh như phát triển các phần mềm nhúng cho FPGA, thiết kế một hệ thống ở mức bo mạch và FPGA và các bộ xử lý rời rạc. Chỉ với Altium Designer bạn đã có thể hợp nhất toàn bộ các quá trình và cho phép bạn có cái nhìn tổng quát quá trình của phát triển hệ thống chỉ với một ứng dụng duy nhất. Mặc dù chức năng này sẽ giúp người dùng tạo ra được nhiều sản phẩm và hạ giá thành tuy nhiên điều này khiến phần mềm cũng trở nên nặng nề. Trong khi đó chức năng người dùng không bao giờ dùng đến.

Những Ưu Điểm Nổi Bật Của Altium Designer

- Phần mềm Altium Designer có giao diện quản lý và thiết kế thân thiện, dễ dàng trong việc chỉnh sửa và quản lí tài liệu.
- Xem, lưu các bản thiết kế mạch dễ dàng với đầy đủ các thông tin về linh kiện, netlist, dữ liệu bản vẽ, số lượng…
- Altium Designer được trang bị khả năng mạnh mẽ trong việc việc thiết kế tự động, tự động nối liền dây với thuật toán tối ưu, phân tích những linh kiện điện tử cần lắp ráp. Đặc biệt phần mềm còn hỗ trợ đưa ra các giải pháp để thiết kế hoặc điều chỉnh các mạch khi có tham số mới.
- Phần mềm có khả năng mô phỏng mạch PCB 3D, mang đến cái nhìn mạch điện một cách trung thực cùng với không gian 3 chiều, hỗ trợ cả MCAD-ECAD, kế nối trực tiếp với mô hình STEP, đo khoảng cách cách điện, cấu hình cho cả 2 loại là 2D và 3D
- Hỗ trợ thiết kế từ định dạng FPGA sang PCB và ngược lại.
- Các linh kiện sử dụng trong phần mềm rất đa dạng, chi tiết với đầy đủ tất cả các linh kiện số, linh kiện nhúng, tương tự, ...
Phần Mềm Thiết Kế Mạch Tốt

Các Bước Chính Sử Dụng Altium Designer:

-  Đưa ra các yêu cầu của bài toán
-  Chọn các linh kiện cần sử dụng
- Thiết kế để tạo được mạch nguyên lý
- Chọn các chân linh kiện phù hợp để đưa sang mạch in Update mạch nguyên lý sang mạch in.
-  Lựa chọn kích thước của mạch in, sau đó sắp sếp lại các vị trí các linh kiện như tụ điện, điện trở, IC...
-  Thay đổi kích thước loại dây nối.
- Cho đi dây trên mạch.
- Kiểm tra lại toàn bộ mạch điện của hệ thống.
Phần Mềm Vẽ Mạch Tốt

Cấu Hình Đề Xuất Của Phần Mềm:

- Hệ điều hành: window 7, 8, 10 ( lưu ý chỉ 64 bit)
- Ram 16G (8G vẫn chấp nhận chạy được)
- Bộ nhớ: 10G
- Card đồ họa: có hiệu suất cao từ DirectX 10 hoặc cao hơn
- Màn  hình: màn hình kép với độ phân giải màn hình từ 2560 × 1440 (hoặc tốt hơn)
Trên đây là một vài đánh giá của mình về phần mềm Altium Designer. Với những tính năng nổi bật trong thiết kế mạch thì Altium Designer là một phần mềm vô cùng tốt để bạn cân nhắc lựa chọn. Tìm đọc các bài viết khác của Blog Linh Kiện Điện Tử 3M.